Giếng trời xuất hiện khá nhiều trong các công trình dân dụng, nhà ở hiện nay. Ngoài vai trò giúp thoáng mát, mang ánh sáng tới ngôi nhà thì giếng trời còn có tác dụng về mặt phong thủy. Hãy cùng Kiến Trúc TQT tìm hiểu thêm nhé!
Giếng trời đặt ở vị trí phù hợp sẽ giúp ngôi nhà nhận được nhiều ánh sáng.
Giếng trời sẽ giúp làm giảm sự bí bách, đồng thời trở thành điểm nhấn trong ngôi nhà.
Nguồn sưu tầm
Còn theo phong thủy, giếng trời có tác dụng cân bằng sinh khí, mang đến tài lộc, sức khỏe cho gia chủ.
Vị trí tốt nhất để đặt giếng trời là trung tâm nhà, hay còn gọi là trung cung. Giếng trời đặt ở đây sẽ giúp không khí, ánh sáng được phân bổ đều khắp ngôi nhà. Đây là khu vực đại diện cho hành Thổ và cân bằng với các hành khác theo nguyên tắc: Hỏa thăng - Thủy giáng – Thổ bình hòa hoặc Mộc chuyển – Kim ẩn – Thổ trung dung.
Nguồn sưu tầm
Ngoài ra, các cung tốt lành (Tài Lộc hay Thiên Mạng) cũng rất phù hợp để đặt giếng trời. Hoặc bạn có thể bố trí giếng trời ở các hướng Đông - Tây - Nam, tránh đặt ở vị trí hướng Bắc của ngôi nhà.
Nguồn sưu tầm
Nếu mảnh đất không vuông vắn, gia chủ nên đặt giếng trời vào các góc méo nhọn thuộc hành Hỏa để giúp không gian vuông vắn hơn và tuân theo đúng quy luật ngũ hành Hỏa sinh Thổ.
Với giếng trời nhỏ, bạn có thể tiết kiệm diện tích bằng cách kết hợp giếng trời với ô trống giữa hoặc cạnh cầu thang theo dạng góc chéo (hành Hỏa). Như vậy, không khí trong nhà sẽ luân chuyển tốt, đồng thời có thêm điểm nhấn cho không gian.
Nguồn sưu tầm
Khi thiết kế giếng trời, bạn không nên để trơ trọi hoặc bọc khung sắt quá dày.
Nguồn sưu tầm
Những giếng trời thông thoáng được làm từ vật liệu gần gũi với thiên nhiên, tạo hình sinh động, có khung sắt bảo vệ vừa đủ vẫn được ưa chuộng hơn cả.
Nguồn sưu tầm