Nứt tường là tình trạng ngôi nhà của bạn đang bị xuống cấp vì nhiều lý do, có thể gây nguy hiểm cho các thành viên và hàng xóm. Hãy cùng TQT tìm hiểu rõ về vấn đề này nhé!
Các vết nứt tường thường gặp:
1. Các vết nứt dọc ở giữa tường
- Kết cấu dầm phía trên tường bị cong do quá trình thiết kế và thi công, dầm phía trên bức tường bị uốn cong và ép vào giữa bức tường, khiến tường có vết nứt dọc
- Thời tiết khắc nghiệt, chuyển đổi nóng lạnh gây co ngót đột ngột.
- Móng không đáp ứng tiêu chuẩn, chịu lực yếu gây sụt lún tạo chấn động dẫn đến nứt tường.
- Vết nứt dọc nhỏ là do sơn trát không đảm bảo kỹ thuật thi công, dùng vật tư kém chất lượng
- Do tác động ngoại lực: khoan đóng vào tường, ảnh hưởng địa chấn do công trình khác gây ra.
Nếu thấy vết nứt này chủ nhà cần đánh dấu, và quan sát độ rộng, sâu của vết nứt và mức độ lan rộng để xác định mức độ nguy hiểm. Nếu các vết nứt chỉ trên bề mặt sơn bê, nhỏ, lan chậm thì chỉ gây mất thẩm mỹ, không quá nguy hiểm. Khi các vết nứt sâu, rộng, xé tường thì độ nguy hiểm đã ở mức đáng báo động. Nhất là khi vị trí nứt gần các cột, cửa… thì có nguy cơ sẽ sập tường.
2. Giữa tường có vết nứt 45 độ
Đây là kiểu nứt tường nguy hiểm nhất. nguyên nhân có thể do móng công trình bị lún không đều, sụt lún cả 2 bên, các vết nứt lớn để có thể nhìn thấy rõ ràng và chúng sẽ tiếp tục mở rộng
Vết nứt xiên 45 độ là kiểu nứt tường do kết cấu. Nứt tường do kết cấu xuất hiện khi kết cấu chịu lực bị yếu, xuất hiện những chuyển vị không đều (lún lệch). Dạng nứt này là báo hiệu cho gia chủ biết cần kiểm tra và gia cố lại công trình.
3. Vết nứt ở giữa chùm
Vết nứt ở giữa chùm hay còn gọi là vết nứt ở giữa dầm.
Nguyên nhân do dầm đỡ trọng lượng quá lớn nên bị lệch, làm cho chùm tia cong xuống. Kết quả là bê tông sẽ tách thành các dấu như chữ U xung quanh dầm.
Để khắc phục, hãy thử kiểm tra các vật thể phía trên dầm hoặc thanh xà, nếu có vật thể nặng thì ngay lập tức di chuyển chúng ra ngoài.
4. Các vết nứt trên dầm gần cột nhà
Cần phải tham khảo ý kiến kỹ sư khẩn cấp nếu thấy tình hình không ổn.
Vết nứt trên dầm gần cột nhà thường là dấu xiên. Những vết nứt này được coi là một tín hiệu cảnh báo rất nguy hiểm bởi cấu trúc toà nhà không thể chịu được trọng lượng, có thể gây sụp đổ bất cứ lúc nào
5. Các vết nứt trên trần nhà
Các vết nứt này thường xuất hiện ở những trần nhà không có dầm. Bản chất của vết nứt phụ thuộc vào loại thép được sử dụng để gia cố trần. Nếu trần nhà là gia cố hai chiều, vết nứt sẽ giống như một đường chéo về phía cột ở cả 4 góc, nếu là cốt thép một chiều thì vết nứt sẽ là một đường thẳng song song với hai bên của dầm.
Hãy nhanh chóng liên hệ đến các đơn vị, kỹ sư có kinh nghiệm trong việc gia cố, cải tạo nhà cửa nếu nhà bạn xuất hiện 1 trong 5 hiện tượng nứt tường trên.
Nguồn sưu tầm